Hôm nay, bé nhà bạn bỗng nhiên nhõng nhẽo và thiếu năng lượng hơn mọi ngày. Bé ồn ào và khóc mỗi khi bạn thay tã cho bé hoặc chạm vào da ở vùng dưới. Bé nhà bạn đang bị đau rát đấy.
Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp chữa trị trước khi viết thương nhiễm trùng nặng hơn.
Nếu nổi mẩn kèm theo sốt, nổi mẩn ngoài khu vực kéo tã , hoặc bạn nhận thấy có thêm mụn mủ thì tốt nhất là cần đưa bé đến ngay bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và thăm khám để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, những trường hợp nặng như vậy thường rất hiếm.
Với những bé bị phát ban, nổi mẩn đỏ nhẹ thì chúng ta có thể khắc phục tại nhà với một số biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp làm dịu nhẹ mông em bé.
Baking Soda
Baking Soda trị hăm tã cực kì hiệu quả. Thêm 2-3 muỗng canh Baking Soda vào nước ấm trong chậu hoặc bồn tắm. Cho bé ngâm vùng da bị hăm vào, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Da bé sẽ tốt hơn rất nhiều.
Bột ngô
Làm sạch vùng mông của bé sau đó để khô hoàn toàn. Lấy một lượng bột bắp vào trong bàn tay của bạn và sử dụng nó giống như phấn rôm. Tôi cam đoan rằng vùng da của bé sẽ rất mềm mại. Cẩn thận không để bột gần mặt để tránh hít phải. Các bột ngô hấp thụ bất kỳ độ ẩm và giữ khô vùng da làm giảm ma sát, tăng độ đàn hồi của da. Bạn còn có thể xức bột lên tã khi mặc cho bé.
Petroleum Jelly
Petroleum Jelly là một loại dầu sáp giúp tạo lên một lớp bảo vệ trên da và thúc đẩy chữa bệnh hăm da. Trước khi mặc tã, thoa một lượng dầu này vào vùng phát ban giúp làm dịu da.
Một số cha mẹ đã thử công thức trên và đã thành công trong việc thoát khỏi chứng hăm tã.
Thay tã cho bé
Thay tã càng nhiều càng tốt. Tã ướt có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm mẩn đỏ. Tã giữ nước tiểu và phân và tạo ra một môi trường ấm và ẩm ướt cho vi khuẩn và nấm để sinh sản. Liên tục kiểm tra em bé của bạn thường xuyên và thay tã ngay sau khi nó là ẩm.
Dầu dừa
Một trong những biện pháp khắc phục nhẹ nhàng và an toàn nhất để điều trị hăm tã là dầu dừa. Dầu có đặc tính chữa bệnh giúp làm dịu và chăm sóc làn da của bé. Sau khi bạn đã cho bé tắm nước ấm, lau khô hoàn toàn và bôi một lớp mỏng dầu dừa trong vùng da bị ảnh hưởng.
Giấm
Giấm là một trong những biện pháp khắc phục tại nhà, không chỉ chữa lành phát ban mà còn ngăn ngừa tái phát. Bởi vì amoniac trong nước tiểu ở lần có thể là nguyên nhân cho sự đau rát.Bạn có thể thêm một nửa cốc giấm vào nước rồi rửa tã rửa sạch. Nó vô hiệu hóa được amoniac được tìm thấy trong nước tiểu. Với một quả bóng bông hoặc vải mềm lau mông của bé trước khi mặc tã và sau khi gỡ bỏ nó.
Sử dụng kem chống hăm HP cream là giải pháp điều trị tốt nhất giúp trị hăm và chống hăm hiệu quả chỉ trong 2 ngày điều trị giúp bé khỏe mạnh, cha mẹ yên tâm.
KEM CHỐNG HĂM – HP CREAM Kem đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam trị hăm hiệu quả ngay trong ngày đầu tiên điều trị.
Được bào chế hoàn toàn từ NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN (Mỡ trăn, Dầu Tràm, Cao trăn, Sáp ong… và một số dược liệu khác)
Là phụ nữ thì vùng da nào cũng cần được chăm chút dù ở vị trí ít ai thấy như vùng mông chẳng hạn. Nhất là khi vùng mông rất dễ nổi mụn, chai sần bởi ngồi nhiều, vì vậy chúng cần được nâng niu, “bù đắp” lại nhé!
Mụn ở mông dù không làm bạn tự ti, ngại ngùng với người xung quanh nhưng lại khiến ta khó chịu, nhất là với nàng văn phòng phải “mài đũng quần” trên ghế 8 tiếng mỗi ngày. Và do ngồi nhiều sẽ làm cho da vùng này luôn thâm, xỉn màu hơn những chỗ khác. 70% mụn ở mông là mụn trứng cá do khu vực “tam giác vàng” luôn được bao bọc với nhiều lớp quần và lại khá chật nên tích tụ mồ hôi, gây bít lỗ chân lông. Ngoài ra còn có mụn nhọt, mụn bọc do sự thay đổi của nội tiết tố, stress, dị ứng mỹ phẩm, xà bông…
Nếu cảm thấy chưa cần đến sự ra tay của của bác sĩ da liễu, bạn có thể tự chữa tại nhà với những vật liệu 100% từ thiên nhiên cùng công thức vô cùng đơn giản sau đây!
Đầu tiên cần vệ sinh thường xuyên (sáng, tối) với dung dịch vệ sinh phụ nữ uy tín hoặc với xà bông kháng khuẩn, nước muối pha loãng. Trong những ngày bị mụn, nên mặc quần lót chất liệu thông thoáng, bạn nào mặc quần gen nịt bụng thì tạm thời ngưng và hạn chế mặc quần jeans bó nhé!
Bên cạnh, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian được cho là khá hiệu quả trong việc điều trị mụn ở vùng mông. Cụ thể như trong thời gian bị mụn mủ bạn có thể chữa ngay bằng lá sen. Dùng cuống lá sen sắc lấy nước để rửa hoặc giã nhuyễn cùng gạo nếp trắng rồi đắp lên chỗ mụn trong vòng 30 phút, rửa sạch lại bằng nước mát. Sen có tính mát giúp làm dịu các vết rộp do mụn, trong khi gạo nếp giúp làm trắng và chống sạm da.
Hoặc cũng có thể làm xẹp mụn bằng rau mồng tơi. Rau mồng tơi tính hàn cao nên thường dùng để nấu món canh ăn trong những ngày nóng nên rất tốt trong việc làm xẹp các loại mụn. Rau mồng tơi rửa sạch, giã nguyễn đắp lên chỗ mụn. Sau 20-30 phút thì rửa lại sạch bằng nước mát. Có thể thực hiện ngày 2-3 lần nếu có thời gian. Nếu không có rau mồng tơi, bạn có thể thay bẳng rau má. Thực hiện cách thức tương tự.
Nếu mụn đã xẹp bớt, bạn cần kết hợp với đắp mặt nạ nghệ hoặc nghệ trộn với thuốc Bắc pha với mật ong cho da vùng mông chóng phục hồi. Hỗn hợp này có thể thoa lên cả cơ thể để giúp da trắng, sáng, đều màu. Cần uống nhiều nước và tránh các loại nước ngọt, nước có ga trong thời gian này. Sau đó cần chăm chỉ tẩy tế bào chết toàn thân cho da chứ không riêng da vùng mông nhé!
Bật mí với bạn chiêu thức cuối cùng và hiệu quả nhất, đỡ tốn thời gian và công sức nhất đó chính là kem chống hăm HPcream.
HPcream đặc biệt hiệu quả và đã được kiểm chứng an toàn nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng. HPcream có công dụng như sau:
HẾT NGỨA, GIẢM ĐAU NHANH trong vòng ngày đầu điều trị.
SÁT TRÙNG, làm LIỀN NHANH các ổ loét, BẢO VỆ và TÁI TẠO da tránh để lại sẹo.
"Phát triển một cách tự nhiên" là một khái niệm khó để định nghĩa và còn khó hơn khi muốn thay đổi quan điểm của các bậc phụ huynh về vấn đề này. Tôi chỉ mong sao các bậc phụ huynh đừng biến khái niệm đẹp này trở nên máy móc mà vô tình làm mất đi cơ hội, khả năng và sự mẫn cảm của trẻ.
Các bậc phụ huynh của chúng ta đã làm gì để phát triển những bản năng tự nhiên đó của trẻ. Tôi xin đặt ra vài câu hỏi để các bậc phụ huynh trả lời:
1- Bản năng của trẻ khi sinh ra là được vận động để tiến tới các hoạt động lẫy, trườn, bò, đi, nhai, nói... Thế nhưng vì sao các mẹ lại cứ suốt ngày bế trẻ trên tay, khi trẻ đến tháng thứ 3 không lẫy, thậm chí tháng thứ 4, 5 không lẫy, các mẹ vẫn tặc lưỡi: "Bé trốn lẫy" vậy.
2 - Trẻ được sinh ra, giống như bao loài khác sống trên trái đất đều có khả năng thích nghi tuyệt vời với môi trường thế nhưng vì sao các mẹ giữ trẻ trong nhà khi trời lạnh và mặc cho trẻ thật nhiều quần áo cho đỡ lạnh; trẻ đùa nghịch toát mồ hôi thì lập tức lấy khăn lau liên tục rồi cấm không cho trẻ chơi đùa, chạy nhảy, trẻ cũng không được phép hứng chút nắng gió, không được đi chân đất, không được nghịch bẩn vì sợ giun sán vào bụng... Vậy có phải là trẻ đang đánh mất dần bản năng thích nghi với môi trường sống mà đáng ra trẻ đã có và đã thích nghi được với rất nhiều sự khắc nghiệt của môi trường xung quanh. Khi để trẻ mất đi điều này, liệu có phải là các bố mẹ đã đi ngược với sự phát triển tự nhiên của trẻ???
3 - Trẻ được sinh ra và tiếp tục hoàn thiện mọi kỹ năng sống bắt đầu từ những điều được coi là bản năng như là: nhai, nuốt và sử dụng thành thạo các bộ phận cơ thể... tuy nhiên, trẻ của chúng ta hiện tại nhiều bé thậm chí đến 3 tuổi chưa nói, 4 tuổi vẫn chưa tự cầm thìa xúc cơm ăn, 5 tuổi vẫn chưa biết mặc quần áo... mọi hoạt động của trẻ đều nhận được sự trợ giúp của người khác. Vậy trẻ có phát triển đúng với tự nhiên chưa???
4 - Cũng ngay từ khi sinh ra, trẻ đã bắt đầu ghi nhớ những gì trẻ nhìn thấy trong môi trường xung quanh trẻ bằng tất cả các giác quan mà trẻ có... Thế nhưng các phụ huynh vẫn luôn quan điểm: "nó biết gì mà dạy". Đổi lại là chính các bậc phụ huynh, mỗi kiến thức lịch sử, bạn có tự biết ra không hay là phải đến khi tìm thấy tài liệu và đọc không chỉ một lần hoặc nghe ai đó nói nhiều lần mới có thể ghi nhớ, vậy tại sao bạn không cung cấp thông tin cho trẻ để trẻ ghi nhớ mà lại chờ đến khi trẻ vào trường học mới được cung cấp những thông tin đó. Tôi có thể khẳng định một điều, dù bạn không dạy gì trẻ nhưng trẻ vẫn học từng phút từng giờ của trẻ. Bạn đã có khi nào bất ngờ khi con làm một hành động nào đó giống y hệt ông, bà đã thực hiện như cách chỉ tay, giọng điệu nói; hoặc đơn giản hơn nữa, có khi nào trẻ đem nguyên văn câu nói mà bạn nói với người trong gia đình ra sử dụng trong khi đang giao tiếp với bạn không?
5 - Trẻ đã bắt đầu học ngay từ lúc mới chào đời, thế nhưng nhiều gia đình hiện tại không hề giáo dục phép lịch sự cho trẻ. Tôi đã từng bắt gặp có những em bé chỉ 4 đến 5 tuổi, chỉ tay vào mặt người giúp việc nói với giọng kẻ cả sai bảo một điều gì đó; tôi cũng đã từng gặp trường hợp trẻ dùng những ngôn từ chợ búa để nói không chỉ với bạn bè mà với cả người thân trong gia đình lẫn khách; có nhiều gia đình thậm chí còn cười vui vẻ bởi con học nhanh thế mà không nhận ra rằng tại sao con học nhanh thế mà mình không dạy cho con những điều hay lẽ phải, dạy con tôn trọng người đối diện và dạy cho con những kiến thức về thế giới xung quanh?
6 - Khoa học đã nghiên cứu được những giai đoạn mẫn cảm của con người đối với môi trường xung quanh như ở độ tuổi nào thì giác quan của trẻ phát triển tốt nhất, ở khoảng thời gian nào thì trẻ mẫn cảm với các con số, ở độ tuổi nào thì trẻ mẫn cảm với nghệ thuật... Thế nhưng khi tôi nhắc tới việc dạy trẻ cảm thụ nghệ thuật bằng các trò chơi và có sự tương tác của bố mẹ thì nhiều phụ huynh gạt đi và cũng đưa ra một lập luận: "tôi không ép nó học cái gì cả, tôi để cho nó phát triển một cách tự nhiên". Tự nhiên nghĩa là phát triển trong môi trường tự nhiên, vậy môi trường tự nhiên mà bạn tạo ra cho con là gì? Là 4 bức tường với ê hề thứ đồ chơi, là sự chăm sóc đến tận chân tơ kẽ tóc của bảo mẫu, là những trò chơi trên ipad, là những đoạn quảng cáo đầy màu sắc của ti vi, là những clip thu hút bé và bạn lạm dụng lúc bé xem để cho bé ăn... Giả như bé có sự mẫn cảm đặc biệt với hội họa, hay âm nhạc, hoặc bất cứ bộ môn nào mà bạn không tạo được môi trường cho bé tiếp xúc ngay trong giai đoạn mẫn cảm nhất này, như vậy có phải là bạn đã tước đi cơ hội "phát triển một cách tự nhiên" theo sự mẫn cảm và tiềm năng của bé hay không???
Tỉ lệ trẻ bị hăm da vào mùa đông luôn ở mức cao
7- Trẻ em được sinh ra và bắt đầu học cách tư duy; học cách nhận biết thế giới xung quanh trẻ; học cách ứng xử thông qua những hoạt động thường ngày trong gia đình... Biết là vậy, sao không "uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn ngây thơ" mà lại để đến tuổi thì nó tự được nhà trường dạy dỗ. Bạn cho con quen chơi thả phanh và lười suy nghĩ thì liệu trẻ khi bước vào bậc học tiểu học có hứng thú với việc học hành theo nề nếp hay không? Bạn cho trẻ thức, ngủ, ăn uống không theo lịch trình, các sinh hoạt cá nhân không theo nề nếp thì liệu khi trẻ bước vào lớp học, ngoài những kiến thức khoa giáo, thì trong nhà trường có dạy trẻ những kỹ năng đơn giản để phục vụ cho chính bản thân trẻ hay không? Sau này khi trẻ bước vào một môi trường mới, môi trường mà trẻ không quen, liệu trẻ có thể thích nghi mà sống tốt được hay không???
Thời tiết Hà Nội trở LẠNH là lúc các mẹ thi nhau đi mua BỈM, TÃ về cho con dùng. Đóng bỉm mùa lạnh một phần giúp con ẤM HƠN và TRÁNH không để con làm BẨN GIƯỜNG CHIẾU. Tuy nhiên nếu các mẹ KHÔNG CHÚ Ý cẩn thận sẽ khiến cho trẻ bị hăm tã.
Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã là do NƯỚC TIỂU của bé ĐỌNG LẠI quá lâu vì không được THAY TÃ. Hoặc do sau khi cho bé tắm xong, người bé còn chưa khô các bà mẹ đã VỘI QUẤN TÃ VÀO. Nhiều mẹ có thói quen sau khi tắm cho bé xong thường thoa một lượt phấn rôm lên người bé, nhưng thực chất PHẤN RÔM dễ làm BÍT TẮC lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến HĂM DA XUẤT HIỆN.
Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: ĐỎ DA ở vùng quấn tã; ĐỎ DA ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo MÙI khai. Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ÍT KHẢ NĂNG chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Dưới đây là CHIÊU THỨC chăm trẻ không bị hăm tã mà các mẹ nên biết.
1. THAY TÃ THƯỜNG XUYÊN
Thay tã thường xuyên và ĐÚNG GIỜ, không nên kéo dài thời gian mặc tã DÙ tã bé CHƯA ĐẦY. Rất nhiều mẹ có con nhỏ CHỦ QUAN vì nghĩ tã bé chưa đầy không cần thay nên cứ để bé đến khi bé khó chịu khóc ré lên.
Trong những năm tháng đầu đời, làn da của bé mỏng hơn rất nhiều so với người lớn. Cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến LÁ CHẮN trên bề mặt da rất MỎNG MANH. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH axit thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.
Các bà mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé, tránh để làn da nhạy cảm của bé tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải LƯU TRÚ trong tã của chính bé, gây KÍCH ỨNG cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã.
2. THAY ĐỔI NHÃN HIỆU SỬ DỤNG
Đôi khi những nhãn hiểu bỉm hoặc tã giấy mà mẹ sử dụng có thể gây ra một số vấn đề cho trẻ. Trong trường hợp đó, mẹ CẦN THAY ĐỔI NGAY nhãn hiệu và DÙNG THỬ trong một thời gian và QUAN SÁT xem có có bị làm sao không.
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại bỉm với đa dạng các nhãn hiệu, do đó các mẹ nên cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm cho con. Mẹ đừng nên tiết kiệm tiền mà lựa chọn loại kém chất lượng vì bỉm sẽ tiếp xúc trực tiếp với da của bé, nếu không cẩn thận sẽ rất nguy hiểm.
3. CHỈ NÊN DÙNG TÃ VẢI CHO TRẺ SƠ SINH
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã vải, tã giấy thấm hút. Tuy nhiên, cách chống hăm cho bé sơ sinh tốt nhất là CHỈ SỬ DỤNG TÃ VẢI. Vì tã vải thường mền mại, không có hóa chất, thông thoáng rất AN TOÀN cho dàn da còn non của bé. Các bà mẹ hãy lực chọn loại tã có chất liệu 100% cotton tự nhiên. Tã vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh vì ngoài độ an toàn, tã vải cũng giúp mẹ tiết kiệm tiền.
Hăm da ở trẻ sơ sinh
4. VỆ SINH SẠCH SẼ MỖI LẦN THAY TÃ
Khi thay bỉm hoặc tã cho bé, bạn nên làm vệ sinh cho bé, LAU THẬT KHÔ và THOA THUỐC chống hăm HPcream cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục trẻ và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy. Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm bé để vệ sinh cho bé. Dùng KHĂN KHÔ thấm sạch nước cho bé.
Mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ KHÔ HẲN rồi mới mặc tã mới vào.
5. CHÚ Ý ĐẾN QUẦN ÁO VÀ NƯỚC XẢ VẢI
Nhiều bé có làn da nhạy cả, mẹ nên chú ý đến các loại nước xả đang dùng cho quần áo bé mặc. Có loại nước xả dùng riêng cho quần áo trẻ sơ sinh nhưng vẫn có khả năng gây kích ứng da, gây hăm vì THÀNH PHẦN HÓA HỌC có trong nước xả vải.
Do đó các mẹ nên chú ý khi dùng các loại nước xả vải cho trẻ, đặc biệt là lúc bé đang bị hăm. Vì làn da trẻ sơ sinh non yếu nên dễ kích ứng với các thành phần hóa chất trong nước xả. Khi thấy con bị hăm, me hãy TẠM NGƯNG DÙNG NƯỚC XẢ vải, nên ngừng dùng trong một thời gian ngắn để đảm bảo sự an toàn cho làn da bé.
Bé bị hăm tã nhẹ
6. BÔI THUỐC MỠ CHỐNG HĂM
Trong phương pháp phòng ngừa hăm tã ở trẻ, thuốc mỡ được cho là thích hợp và hiệu quả. Thuốc mỡ với đặc tính là DẦU TRONG NƯỚC nên có khả năng lưu BÁM LÂU trên bề mặt da bé và KHÔNG THẤM NƯỚC, tạo ra lớp màng bảo vệ ngăn cách các enzyme từ chất thải “tấn công” da bé. Với đặc tính bôi trơn, thuốc mỡ không chỉ làm giảm lực ma sát do tiếp xúc giữa da bé và tã giấy mà còn DỄ BÔI RỬA giúp hạn chế việc gây tổn thương cho làn da nhạy cảm của bé. Mẹ có thể lựa chọn HPcreamđể bôi chống hăm cho bé.
Có thể, khi mới xem qua bức ảnh này, nhiều người thấy đồng cảm bởi TÌNH MẪU TỬ thiêng liêng, bởi ai làm cha làm mẹ cũng YÊU THƯƠNG con, muốn dành những điều tốt đẹp cho con đều sẽ hành động như vậy.
Nhưng BAO BỌC, NUÔNG CHIỀU con thái quá sẽ khiến những đứa trẻ THỤ ĐỘNG, không thể trưởng thành, SỐNG DỰA DẪM vào cha mẹ. Và cha mẹ cũng đang tự đày đọa bản thân mình.
Cũng vì cách thương con như thế này mà lớn lên chúng sẽ trở thành người CHẢ BIẾT LÀM GÌ, chỉ biết CHỜ người khác làm giúp, rồi khi KHÔNG VỪA Ý thì la lối om sòm. Và chắc chắn chúng sẽ là người ÍCH KỶ, CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, không biết suy nghĩ và ĐỒNG CẢM với người khác kể cả là ĐẤNG SINH THÀNH.
Đây chính là cách 1 người phụ nữ DUNG DƯỠNG những thói hư tật xấu, sự LƯỜI BIẾNG của thế hệ trẻ. Xa hơn nữa là căn bệnh ÍCH KỶ, BẢO THỦ, luôn muốn người khác phục vụ mình, nhưng lại không biết phải chăm sóc, chia sẻ với người khác.
Có rất nhiều món đồ thậm chí bé chẳng cần đến nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên mẹ vẫn mua về, gây LÃNG PHÍ rất nhiều TIỀN BẠC.
Mang bầu có lẽ là thời gian hạnh phúc nhất khi mẹ được nuông chiều bản thân, đi ngủ sớm và ăn bất cứ món nào mình thích. Niềm vui được nhìn thấy con mỗi lần đi siêu âm, cảm nhận những lần con đạp bùm bụp trong bụng mẹ khiến quãng thời gian 9 tháng 10 ngày ngọt ngào biết bao nhiêu. Càng gần đến ngày dự sinh, mẹ lại lo lắng đủ thứ để chuẩn bị đón con chào đời. Vui nhất có lẽ là khi cả hai bố mẹ cùng sắm ĐỒ SƠ SINH. Đồ gì của con cũng bé tẹo bé teo, nhỏ nhỏ xinh xinh, nhìn thấy đã yêu và muốn mang về nhà hết. Lại thêm các cô tư vấn bán hàng rất "ngọt ngào" nên mẹ tưởng như tất cả mọi thứ trong đó đều không thể thiếu cho bé yêu. Kết quả là mẹ có thể "tha" về vô số thứ KHÔNG CẦN THIẾT trong khi SỐ TIỀN bỏ ra không hề nhỏ. Biết vậy nhưng hầu như mẹ nào đi sắm đồ cũng mắc lỗi này, vì thế, dưới đây là MẸO VẶT giúp mẹ mua sắm TIẾT KIỆM mà vẫn thật đầy đủ cho con.
KHI NÀO LÊN SẮM ĐỒ SƠ SINH
Đây là bí quyết mua đồ sơ sinh tiết kiệm nhưng cực kì đầy đủ. Mẹ có thể sắm ĐỒ SƠ SINH cho bé bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên, nhiều mẹ thường kiêng không sắm đồ cho con trước tháng thứ 7 của thai kỳ. Thông thường các mẹ hay sắm đồ khi sang tháng thứ 8, thứ 9 nhưng lúc này bụng bầu nặng nề, đi lại khó khăn hơn nên nếu không kiêng khem, mẹ có thể bắt đầu từ khoảng tháng thứ 4, thứ 5 trở đi vì lúc này SỨC KHỎE của mẹ tốt hơn cả. Có thể sắm dần dần hoặc mua hết ĐỒ CẦN THIẾT trong một ngày đều được.
NHỮNG ĐỒ CẦN MUA CHO BÉ
Đồ cho bé mặc
Trong tháng đầu TRẺ SƠ SINH lớn rất nhanh, bởi thế mẹ nên mua quần áo cỡ rộng hơn một chút, ít nhất mặc thêm được 3-6 tháng. Quần áo cũng KHÔNG CẦN mua nhiều vì tháng đầu bé đóng bỉm. Sang đến tháng thứ 4 mẹ có thể tập "xi" tè cho bé, sẽ TIẾT KIỆM tiền mua tã, bỉm.
- 5 BỘ quần áo dài tay. Nếu bé sinh vào mùa hè thì mẹ chọn mua loại quần áo mỏng, thoáng mát. Nếu sinh vào mùa đông, mẹ chọn mua quần áo chất liệu dày để giữ ấm cho bé. Khi mua áo mẹ nên mua loại áo cài cúc chéo hoặc buộc dây sẽ THUẬN TIỆN hơn mỗi khi thay đồ cho bé.
- 3 BỘ body.
- 3 CHIẾC mũ che thóp.
- 5 BỘ bao chân, bao tay.
- Áo len, áo khoác mỏng, áo khoác dày nếu bé sinh vào mùa đông (với áo khoác mẹ nên mua rộng 1 chút nhé).
- 2 CHIẾC chăn mỏng đắp vào mùa hè hoặc những khi bé nằm điều hòa. Khăn này cũng có thể dùng làm khăn quấn bé.
- 2 CHIẾC chăn mùa đông.
- 3 CÁI yếm ăn.
Đồ vệ sinh cho bé
- Tã dán hoặc bỉm quần
Tã dán có ưu điểm là rẻ tiền hơn bỉm quần và cũng thoáng mát hơn, nhưng nếu bé vận động mạnh, tã dán sẽ bong ra và đôi khi nước tiểu của bé trào cả ra ngoài. Tháng đầu mẹ có thể dùng tã dán cho bé, sang tháng sau có thể dùng bỉm quần. Mẹ chỉ nên mua một bịch nhỏ dùng thử, nếu bé hợp, da không bị kích ứng khi dùng thì mới mua tiếp.
- KHĂN
Khăn có lẽ là vấn đề khiến nhiều mẹ BĂN KHOĂN bởi có quá nhiều loại khăn như khăn mặt, khăn tắm, khăn sữa… Tuy nhiên, trên thực tế, mẹ chỉ cần mua duy nhất một loại khăn xô mà thôi. Khăn xô có thể sử dụng làm khăn mặt, khăn quàng cổ cho bé, khăn lau miệng, khăn thấm mồ hôi. Mẹ nên mua khăn nhiều màu khác nhau để dễ phân biệt khi sử dụng cho các chức năng khác nhau. Nên mua khăn xô vì dễ giặt, nhanh khô, giá thành lại tương đối rẻ. Có thể mua 20-30 cái.
- KHĂN TẮM XÔ
Mẹ có thể mua 2-4 cái khăn tắm xô loại to, dùng để quấn bé khi bé tắm xong. Giá thành rẻ hơn loại khăn tắm có mũ bằng chất liệu cotton.
- GẠC RƠ LƯỠI VÀ KEM ĐÁNH LƯỠI
Hai vật dụng này dùng để vệ sinh nướu, lưỡi cho bé. Đối với những bé bú sữa mẹ, sẽ ít có cặn sữa dính ở lưỡi, mẹ có thể mua nước muối sinh lý, không cần mua kem đánh lưỡi. Ngược lại với những bé ăn sữa công thức, nên mua kem đánh lưỡi vì lưỡi bé có nhiều cặn sữa hơn. Tuyệt đối không dùng mật ong đánh lưỡi cho bé, mật ong là thực phẩm cấm kỵ với trẻ dưới 1 tuổi.
- MIẾNG LÓT CHỐNG THẤM
Miếng lót này sẽ rất tiện khi mẹ không mặc bỉm cho bé. Bé sẽ đi tiểu, đi tiêu vô tư lên miếng lót này mà không làm ướt giường đệm. Mẹ chỉ cần xả nước lên miếng lót chống thấm là sạch và cũng rất nhanh khô. Với bé trai mẹ nên mua loại miếng lót chống thấm cỡ to, bé gái thì chỉ cần mua cỡ nhỏ.
- BĂNG RỐN. Mẹ mua khoảng 10 hộp, để băng rốn cho bé mỗi khi tắm xong.
ĐỒ CHO BÉ ĂN
Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ sẽ không phải mua sắm gì thêm. Nếu bé ăn sữa ngoài, mẹ cần mua những vật dụng sau:
- Sữa công thức.
- Bình sữa.
- Nước rửa bình sữa và cọ rửa bình sữa.
- Cốc nước và thìa.
ĐỒ GIA DỤNG
- Tủ nhựa đựng quần áo cho bé.
- Chậu tắm và chậu rửa mặt.
- Mắc phơi quần áo trẻ con.
NHỮNG ĐỒ CẦN MUA CHO MẸ
-Bộ quần áo sau sinh.
- Băng vệ sinh: Dùng khi sản dịch ra ít.
- Bỉm quần: Dùng những ngày đầu sau sinh khi sản dịch ra nhiều.
- Quần lót giấy: Dùng trong bệnh viện.
NHỮNG ĐỒ CHƯA CẦN MUA NGAY
- MÁY HÚT SỮA. Mẹ nên chờ vài ngày sau sinh rồi mới quyết định có nên mua máy hút sữa hay không. Tùy vào nhu cầu, cần kích sữa hay chỉ cần hút sữa trữ đông cho bé mà mẹ chọn mua dụng cụ hút sữa bằng tay hay máy hút sữa. Máy hút sữa thích hợp với những mẹ cơ địa ít sữa, đang cần kích sữa cho con bú. Các mẹ có nhiều sữa thì chỉ cần mua dụng cụ hút sữa bằng tay để hút sữa thừa còn lại mỗi lần bé bú xong hoặc hút sữa trữ đông cho bé (với giá thành rẻ hơn nhiều).
- MIẾNG LÓT THẤM SỮA. Mẹ có thể mua khăn xô để dùng làm miếng lót thấm sữa. Đến khi đi làm, nếu nhiều sữa và thường xuyên bị ướt áo, lúc đó mẹ mới nên mua miếng lót thấm sữa.
- ĐỊU. Địu là vật dụng hữu ích khi cả nhà đi du lịch hoặc khi phải đi bộ nhiều. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cân nhắc có nên chi một khoản mua chiếc địu chỉ dùng 1-2/ năm này không. Hơn nữa, cũng không thể địu bé quá lâu, vì sẽ khiến bé khó chịu. Thay vì đầu tư cho chiếc địu, mẹ có thể mua cho bé chiếc xe đẩy thì hợp lý hơn.
- XE ĐẨY. Có thể mua khi bé khoảng 3 tháng tuổi, khi mẹ muốn đưa bé đi công viên hoặc đi dạo quanh khu phố. Mẹ nên chọn loại xe đẩy gọn nhẹ, có thể gấp dễ dàng, vừa có thể nằm, vừa có thể ngồi.
- MÁY TIỆT TRÙNG BÌNH SỮA. Mẹ không cần quá lãng phí tiền bạc vào máy tiệt trùng bình sữa. Trên thị trường có bán các loại nước rửa bình rất vệ sinh và an toàn. Mẹ cũng không cần phải luộc bình sữa trong nước sôi 100°C như trước kia.
- MÁY HÂM SỮA. Khi hâm lại sữa cho bé ăn, mẹ có thể đặt bình sữa vào bát nước nóng khoảng 70°C là được. Máy hâm sữa cũng không cần thiết phải mua. Sau này nếu mẹ cho con ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, cũng có thể hâm nóng thức ăn của bé theo cách tương tự.
- GỐI. TRẺ SƠ SINH KHÔNG NÊN DÙNG GỐI vì sẽ ảnh hưởng không tốt cho xương sống của bé. Mẹ nên cho bé gối bằng khăn xô dày khoảng 3-5cm thay vì mua các loại gối vỏ đỗ, gối hơi, gối cao su trên thị trường. Cho bé gối bằng khăn xô cũng là một mẹo hay giúp đầu bé tròn hơn đấy.
Khuyên bạn: nên liệt kê danh sách cần mua và mua trong 1 ngày. Nên mua đồ sơ sinh tại chợ đầu mối như chợ Tân Bình, Chợ Lớn... Ở đó có đầy đủ và vô cùng đa dạng cho bạn lựa chọn. Các shop ngoài cũng lấy từ các chợ đầu mối ra thôi nên giá đắt hơn nhé.