Lưu trữ Blog

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Kem Chống Hăm: [CẢNH BÁO] Chấn Thương Sọ Não ở Trẻ Sơ Sinh





Dolipha - Chuyên Trang Thông Tin Về Hăm Da - Kem Chống Hăm ✔

Link video: https://youtu.be/xK-Y0Abu6_w

Kem Chống Hăm: [CẢNH BÁO] Chấn Thương Sọ Não ở Trẻ Sơ Sinh

Trình bày bởi Dolipha

-----------------------------------------------

➤ Facebook: https://www.facebook.com/hpcream ✔

➤ Google Plus: https://goo.gl/Ps8Nff ✔

➤ Blogger : http://dolipha.blogspot.com ✔

➤ Đăng Ký Theo Dõi : https://goo.gl/ZGohsv ✔

➤ Xem tất cả video: https://goo.gl/MdViMv ✔

➤ Website : http://kemchongham.com ✔

➤ Wed : http://dolipha.com ✔

➤ Email : dangduchoa.ddh@gmail.com ✔

-----------------------------------------------

➤ Cảm ơn các bạn đã xem video.

Nếu bạn thấy video này bổ ích thì hãy nhấn like, đăng ký kênh, chia sẻ video để ủng hộ Dolipha các bạn nhé ✔

-----------------------------------------------

#dolipha #kemchongham #HPcream



Hội chứng SBS ở trẻ thường do lắc bé quá mạnh gây tổn thương đến hộp sọ, thần kinh và nhiều hệ lụy khác. Nhiều bậc phụ huynh có thói quen rung lắc trẻ nhưng không biết rõ tác hại này.

SBS là gì?



Hội chứng SBS (Shaken Baby Syndrome) là tình trạng trẻ bị lắc mạnh bởi 1 người khác, nhất là khi vừa lắc mạnh, lại va đập đầu trẻ vào giường, đệm hay mặt phẳng nào đó. SBS còn có tên gọi khác là “Chấn thương đầu kiểu ngược đãi, chấn thương não do lắc mạnh” hay “Hội chứng trẻ bị lắc gây chấn thương cổ”.



Cụ thể hơn, người thân hay đùa nựng trẻ quá mức bằng cách bế hay tung trẻ lên xuống, lắc mạnh. Lực tác động quá mạnh làm tổn thương não, phát sinh tình trạng chậm phát triển thần kinh. Do non nớt nên khi bị lắc mạnh, đầu và cổ trẻ không đủ sức chịu đựng, não bị tác động, di chuyển trong hộp sọ, khi lực gia tốc đang tăng và dừng lại đột ngột sẽ làm cho não bị “xoắn” hoặc bị dồn ép, mạch máu và dây thần kinh trong hộp sọ bị tổn thương. Thậm chí có trường hợp gây xuất huyết não, nhũn não, ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ, gây run rẩy, co giật, giảm thị lực, làm chảy máu não và gây mù lòa.



Thoi quen rung lac de khien tre chan thuong so nao

Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 50.000 ca mắc SBS, ít nhất 7.500-15.000 ca tử vong, thường xuất hiện ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp xuất hiện ở nhóm trẻ lớn hơn, nhất là căn bệnh chấn thương não ở nhóm dưới 1 tuổi. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có tới 25% trẻ bị SBS thường tử vong nếu bị lắc mạnh từ 2 đến 3 giây, gây chảy máu não và làm tổn thương tế bào não; 20-30% số ca SBS thường rơi vào nhóm 6 tuần đến 4 tháng tuổi. Chấn thương hộp sọ được xem là một trong những hệ lụy nghiêm trọng nhất của hội chứng SBS.



Nguyên nhân gây bệnh



Một trong những trường hợp mắc SBS được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Chicago (Mỹ) đã không qua khỏi, đó là bé gái 6 tháng tuổi Kimberlin West. Bé Kimberlin hay khóc nên người bà là Janet Gorre thường xuyên bế lắc cháu, đôi khi còn khiến đầu bé va vào thành giường. Điều này khiến cháu bé bị vỡ mạch máu và chỉ sống được 3 năm trong tình trạng bị mù lòa. Đây là bài học đau lòng cho các bậc phụ huynh chỉ vì thiếu kiến thức chăm sóc trẻ ngay sau khi lọt lòng.



Theo các chuyên gia tại khoa Nhi, Bệnh viện Chicago (Mỹ), một trong những nguyên nhân gây hội chứng SBS ở trẻ là do những người chăm sóc trẻ. Kể cả cha mẹ không có kinh nghiệm nuôi con nên đã đùa giỡn, nựng trẻ quá mức hoặc cũng do cha mẹ căng thẳng vì thấy con quấy khóc nhiều nên muốn làm điều gì đó để trẻ nín ngay... Cũng có trường hợp do vô tình, thiếu hiểu biết nựng trẻ theo cách tung bé lên rồi đỡ, khiến trẻ bị nạn.



Ban đầu, nhiều người không biết bệnh SBS là gì mãi đến cuối thập niên 1990, sau khi những vụ tử vong xảy ra. Ví dụ, năm 1997, 1 người trông trẻ người Anh tên là Louise Wodwand bị buộc tội bức tử 1 đứa trẻ tên là Mathew Eappen, mắc SBS, thì người ta mới vỡ lẽ. Tháng 1/1999, 1 người Australia tên là Louise Sullvan cũng bị tuyên án về tội danh tương tự, vì làm cho bé gái 6 tháng tuổi thiệt mạng do hội chứng SBS.



Phòng tránh thế nào?



Theo Hiệp hội Thần kinh Mỹ, lắc trẻ dù mạnh hay nhẹ, ít hay thường xuyên thì cũng được xem là tạo ra những hiệu ứng tiêu cực đến sức khỏe. Trước tiên, trẻ có thể bị tổn thương hộp sọ, chấn thương mạch máu trong não và gây chảy máu dưới hốc mắt, trong hộp sọ. Khi có dấu hiệu như trên, cha mẹ cần đưa con đi khám và làm các xét nghiệm, chiếu chụp cẩn thận. Song song việc điều trị bằng thuốc nên áp dụng liệu pháp ngôn ngữ (ngôn ngữ trị liệu), điều trị thị lực; liệu pháp vật lý và cả những phương pháp điều trị khác để giúp trẻ nhanh phục hồi.



Từ năm 2002, Mỹ đã đưa ra Đạo luật Kemberlin yêu cầu các bậc cha mẹ chấp hành tốt những quy định về chăm sóc trẻ sơ sinh, kể cả ở các cơ sở nuôi dạy trẻ, không được dùng phương pháp lắc, nựng trẻ khi chúng còn quá nhỏ. Thay vì bế, lắc, có thể nựng trẻ một cách thân thiện, kiên trì. Các bậc cha mẹ, người thân cũng nên có kiến thức tối thiểu khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh, không nên vì quá yêu trẻ mà có những việc làm thái quá, nhất là rung lắc, để hạn chế rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe, tương lai của trẻ.